Điện lạnh điều hòa ô tô

5/5 - (2 bình chọn)

Ô tô hay xe hơi khi lần đầu tiên ra mắt, được hoan nghênh như một phương tiện cải tiến về môi trường so với ngựa. Trước khi nó ra mắt, ở Thành phố New York, hơn 10.000 tấn phân hàng ngày được dọn khỏi các đường phố. Tuy nhiên, năm 2006, các xe hơi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ trên khắp thế giới. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, chiếc xe ngày nay ngày một tiện nghi và hiện đại hơn. Những phát triển gần đây trên ô tô chủ yếu liên quan đến phần điện.

Trên một chiếc ô tô hiện đại, phần điện chiếm một phần đáng kể trong giá trị tổng thành của nó. Hệ thống điện và điện tử can thiệp vào gần như tất cả các hệ thống trên một chiếc xe, từ hệ thống đơn giản có từ lâu đời như khởi động, cung cấp điện, đánh lửa đến những hệ thống mới được nghiên cứu ứng dụng như phanh, lái, treo. Trong tương lai, chiếc xe được ví như một robot. Sau đây là liệt kê một số hệ thống điện và điện tử trên ô tô.

Hệ thống khởi động
Hệ thống nạp
Hệ thống điều khiển động cơ
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
Hệ thống điện phụ: nâng kính, gạt nước, khóa cửa, điều khiển từ xa,…
Hệ thống điều khiển điều hòa không khí (điều hòa ô tô)
Hệ thống phanh điều khiển điện tử
Hệ thống lái điện tử
Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm
Hệ thống điều khiển xe điện
Hệ thống điều khiển xe hybrid
Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Hệ thống điều hòa ô tô là một trong những thiết bị quan trọng giúp hành khách cảm thấy thoải mái trên mỗi hành trình. Vì không gian cabin chật hẹp và đóng kín nên điều hòa giúp lưu thông không khí và điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe.

Với các mẫu xe ô tô mới và vẫn thường xuyên được chăm sóc, bảo dưỡng thì khả năng cao là bộ lọc gió của điều hòa bị tắc. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, đường xá bụi bẩn bám vào lưới lọc và kết tảng dày phía trong lưới lọc làm cho gió bị thổi trở lại vào dàn lạnh mà không thể thoát ra khoang cabin.

Các chuyên gia giàu kinh nghiệm về sử dụng ô tô cho biết người dùng chỉ cần vệ sinh tấm lưới lọc. Đối với một số dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận (vị trí vô-lăng ở bên trái), lưới lọc điều hòa sẽ nằm bên trong hốc sâu của hộp đựng găng tay. Dùng súng xịt hơi hay dầu bơm lớp xe để thổi sạch vụi bẩn trên tấm lưới. Nếu người dùng không vệ sinh tấm lọc hàng tuần (với các loại xe hay sử dụng ở công trường, đường đất…), hàng tháng thì tấm lưới lọc sẽ dễ bị tắc và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống điều hòa.

Đối với các xe đã sử dụng qua lâu thì nguyên nhân có thể sẽ phức tạp hơn. Đầu tiên có thể là do dây cu-roa dẫn động lốc máy lạnh bị trùng và trượt. Hoặc do các đường ống bị lão hóa dẫn đến rò rỉ hay hở gioăng nên hệ thống điều hòa bị hao ga. Trong trường hợp này, tốt nhất tài xế nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp để xử lý bằng các thiết bị chuyên dùng.

Ở một số dòng xe, dàn nóng sẽ được lắp đặt thông thoáng phía trước khoang máy. Do đó, khi rửa xe, chủ xe chỉ cần yêu cầu người rửa vệ sinh dàn nóng bằng nước hoặc bằng hóa chất chuyên dùng. Tuy nhiên, người rửa xe cũng yêu cầu phải có kỹ thuật nhất định để không phá hỏng khoang động cơ, đặc biệt là hệ thống điện. Còn việc chăm sóc, vệ sinh dàn lạnh phức tạp hơn, đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật phải có tay nghề thực thụ.
Bổ sung gas nhưng hệ thống điều hòa ô tô gần như không hoạt động

Áp suất trong hệ thống điều hòa thường được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu quá trình nạp gas không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát chính xác được thông số áp suất gas. Thực tế, đối với nhiều dòng xe, nếu nạp quá nhiều gas, van an toàn trên hệ thống điều hòa ô tô sẽ tự động xả hết gas để bảo vệ hệ thống. Và do mấ hoàn toàn áp suất nên lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động.

Lời khuyên cho các lái xe là đưa “xế cưng” của mình đến các trung tâm uy tín để các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô khắc phục sự số này.
Có mùi khó chịu nhưng hệ thống điều hòa ô tô vẫn làm việc bình thường

Nguyên nhân khách quan có thể là do hệ thống thông gió (gồm dàn lạnh, tấm lưới lọc gió, quạt gió, cửa dó và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) bị bẩn hoặc hỏng hóc. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan có thể là do người dùng để cabin bẩn, không vệ sinh thường xuyên khiến các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá hay thức ăn… sẽ bám cặn trong các ngóc ngách của khoang nội thất. Khi máy làm lạnh làm việc và lùa gió vào khoang sẽ khiến các tạp chất trên theo gió điều hòa thoát ra gây mùi khó chịu.

Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, lái xe chỉ cần dọn dẹp cabin sạch sẽ, vệ sinh lưới lọc gió hoặc đưa xe đến các trung tâm chăm sóc xe để sử dụng các hóa chất vệ sinh nội thất xe hơi chuyên dùng loại bỏ bụi bẩn hay mùi ở khoang xe.

Một số lưu ý về cách sử dụng hệ thống điều hòa trên xe ô tô:

– Xe ô tô bị hiện tượng mờ kính hay đọng sương là do điều kiện khí hậu ẩm ướt hay khi xe bật chế độ sưởi. Tình trạng này không phải là do xe bị trục tặc hay điều hòa không khí mà do không khí ẩm bị làm lạnh đột ngột. Lúc này, tài xế có thể mở cửa xe, sau đó bật điều hòa để lấy gió từ bên ngoài vào nhằm giảm bớt độ ẩm trong xe. Với thời tiết mùa đông, lái xe nên chuyển sang chế độ thổi gió và sấy kính hướng xuống sàn xe.

Với thời tiết lạnh hoặc có mưa, nếu các kính cửa sổ bị mờ hơi nước thì lái xe nên bật điều hòa để làm khô không khí

– Với thời tiết lạnh hoặc có mưa, nếu các kính cửa sổ bị mờ hơi nước thì lái xe nên bật điều hòa để làm khô không khí. Lưu ý không chỉnh cửa gió xoay ra phía kính cửa sổ và không nên cài đặt chế độ tuần hoàn gió trong.

– Nếu xuất hiện hơi nước động trên cửa gió điều hòa thì lái xe nên hé của kính xe xuống một chút khi bật điều điều hòa (ở chế độ lạnh).

– Khi thấy nước chảy ra từ ống thoát nước điều hòa phía dưới gầm xe thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi điều hòa hoạt động.

– Mùi điều hòa trên ô tô khó chịu là do không dùng xe một vài ngày hoặc trong những ngày nắng nóng. Lời khuyên dành cho các lái xe trong trường hợp này là nổ máy, bật điều hòa, quạt gió ở tốc độ cao nhất và hạ tất cả các cửa kính xuống. Sau khoảng 3 phút, lái xe hoàn toàn có thể yên tâm di chuyển và chuyển điều hòa về chế độ bình thường.

– Nếu đỗ xe qua đêm ở những nơi ẩm thấp hoặc có nhiều côn trùng, lái xe nên gạt điều hòa về chế độ lấy gió trong. Làm như vậy để công trùng không thể chui vào cabin, chết, gây mùi hay hỏng hóc.

THIẾT BỊ MỚI NHẬP KHO